Nguyên Trâm – Khi hơi thở văn hoá Việt gói gọn trong từng chiếc bánh dân gian

Giữa những xô bồ hiện đại, khi bánh Âu lên ngôi và xu hướng ẩm thực ngày càng toàn cầu hóa, Nguyên Trâm tên đầy đủ là Nguyễn Thị Bích Trâm– cô gái đến từ Phú Mỹ, Bà Rịa – Vũng Tàu lại chọn quay về với gian bếp quê. Bỏ nghề giáo, chị theo đuổi đam mê làm bánh dân gian, gìn giữ những giá trị văn hoá truyền thống qua từng lớp bánh da lợn, bánh ít, bánh chuối… Với Nguyên Trâm, mỗi chiếc bánh quê là một lát cắt ký ức, là hơi thở của quê hương còn vẹn nguyên trong tay người trẻ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong chuyên mục kì này nhé!

Từ cô giáo mầm non đến cô giáo bánh truyền thống

Nguyên Trâm, sinh năm 1991, người sáng lập Bánh Quê Việt Nam – nơi lưu giữ những câu chuyện, ký ức và linh hồn của bánh dân gian Việt Nam. Được biết Trâm từng là một cô giáo mầm non đầy nhiệt huyết. Nhưng rồi một ngày, khi vô tình đọc được bài chia sẻ của một chị gái miền Bắc về bánh da lợn miền Tây trên mạng xã hội, sự tò mò đưa cô đến với thế giới bánh dân gian. Bánh da lợn – chiếc bánh đầu tiên cô làm – không chỉ chinh phục vị giác bằng độ dẻo mềm, vị béo thanh, hương lá dứa thoảng nhẹ, mà còn đánh thức nơi cô một tình yêu sâu sắc dành cho ẩm thực quê nhà.

Nguyên Trâm, sinh năm 1991, người sáng lập Bánh Quê Việt Nam
Nguyên Trâm, sinh năm 1991, người sáng lập Bánh Quê Việt Nam

Ban đầu chỉ với ý định làm bánh để vui và kiếm thêm thu nhập, Nguyên Trâm dần bị cuốn vào những lớp bột, nồi hấp, hương dừa thoảng bay. Cô quyết định dừng công việc dạy học, tạm gác lại tấm bằng đại học để đi theo tiếng gọi của đam mê – và cũng chính là hành trình gìn giữ một phần hồn Việt.

Nguyên Trâm  – Khi hơi thở văn hoá Việt gói gọn trong từng chiếc bánh dân gian

Bánh Quê Việt Nam – Nơi những chiếc bánh kể chuyện quê hương

Sau nhiều năm ấp ủ và âm thầm nuôi dưỡng tình yêu với bánh dân gian, Bánh Quê Việt Nam của Nguyên Trâm  không đơn thuần là nơi tạo ra những chiếc bánh ngon – mà là nơi những kỷ niệm tuổi thơ, hơi ấm bếp nhà và bản sắc văn hóa Việt được gói ghém trọn vẹn trong từng lớp bột, từng sợi dừa, từng hương thơm lá dứa.

Bản sắc văn hóa Việt được Nguyên Trâm gói ghém trọn vẹn trong mỗi chiếc bánh
Bản sắc văn hóa Việt được Nguyên Trâm gói ghém trọn vẹn trong mỗi chiếc bánh

Từng chiếc bánh da lợn dẻo mềm, bánh tét xanh nếp, bánh chuối hấp mộc mạc… không chỉ ngon miệng mà còn chạm vào ký ức, đánh thức cảm xúc về những ngày xưa cũ – nơi có tay bà, tay mẹ tỉ mẩn bên nồi hấp nghi ngút khói. “Linh hồn của bánh quê không nằm ở nguyên liệu, mà ở tấm lòng người làm và câu chuyện phía sau nó” – Trâm chia sẻ.

Nguyên Trâm  – Khi hơi thở văn hoá Việt gói gọn trong từng chiếc bánh dân gian

Với đôi tay khéo léo và trái tim đầy yêu thương quê hương, Nguyên Trâm đã tạo nên hình ảnh bản đồ Việt Nam không bằng mực in hay nét vẽ, mà bằng những chiếc bánh dân gian mộc mạc mà tinh tế. Bánh da lợn, bánh bò rễ tre, bánh tằm, bánh 9 tầng mây… cùng nhau vẽ nên dải đất hình chữ S thân thương, gợi nhớ ký ức tuổi thơ và hương vị quê nhà.

Trên nền gạch tàu xưa, lá cờ đỏ sao vàng rực rỡ như khắc sâu thông điệp: giữ gìn văn hóa ẩm thực dân gian cũng là gìn giữ một phần máu thịt đất nước. Với Trâm, lưu giữ khoảnh khắc này chính là cách lan tỏa tình yêu bánh quê Việt đến gần hơn với mọi người.

Nguyên Trâm  – Truyền nghề, lan tỏa yêu thương và tự hào dân tộc

Bắt đầu giảng dạy bánh từ năm 2021, nhưng chỉ đến năm 2023, Nguyên Trâm mới thật sự toàn tâm toàn ý đầu tư cho lớp học của mình. Học viên của cô phần lớn là các mẹ bỉm sữa mong muốn vừa chăm sóc gia đình, vừa kiếm thêm thu nhập, và những người phụ nữ Việt đang sống ở nước ngoài – những người đau đáu nỗi nhớ quê hương qua từng hương vị bánh xưa.

Nguyên Trâm còn trao truyền một giá trị tinh thần là tình yêu với ẩm thực dân tộc
Nguyên Trâm còn trao truyền một giá trị tinh thần là tình yêu với ẩm thực dân tộc

Không chỉ truyền đạt kỹ thuật làm bánh, Nguyên Trâm còn trao truyền một giá trị tinh thần: tình yêu với ẩm thực dân tộc, sự kiên nhẫn, tỉ mỉ và niềm tự hào được là người Việt. Không ít học viên đã bật khóc trong buổi học vì chiếc bánh làm họ nhớ đến bếp nhà, dáng mẹ, dáng bà nơi quê cũ. “Tôi tự hào khi học trò khoe những mẻ bánh đầu tiên được gia đình yêu thích, khách hàng khen ngon. Niềm vui ấy chính là động lực để tôi tiếp tục bước đi trên con đường truyền nghề này” Nguyên Trâm  chia sẻ.

Giữa thời đại mà bánh Âu hiện đại, trang trí bắt mắt và có giá trị thương mại cao đang chiếm ưu thế, Trâm thừa nhận không ít lần cô chạnh lòng khi thấy bánh truyền thống bị gán mác “bánh cũ”, “bánh nghèo”, “bánh của người già”. Nhưng chính tình yêu với hồn cốt quê hương đã khiến cô kiên định: “Tôi chọn làm bánh quê không phải vì nó dễ, mà vì tôi tin rằng có những giá trị truyền thống cần được giữ gìn. Có những món ăn giản dị càng làm, càng thấy tự hào.”

Nguyên Trâm  – Khi hơi thở văn hoá Việt gói gọn trong từng chiếc bánh dân gian

Mơ ước không chỉ là bánh

Nguyên Trâm  không dừng lại ở việc dạy và làm bánh. Cô ấp ủ một mong muốn lớn hơn – được tổ chức gian hàng trải nghiệm làng nghề bánh truyền thống vào các dịp lễ tại tỉnh nhà Bà Rịa – Vũng Tàu, để lan tỏa tinh hoa ẩm thực dân gian đến với cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ. “Mình phải thật sự vững vàng với con đường mình đi, dù lúc đầu chưa ai ủng hộ. Đến khi có kết quả, chính người thân sẽ tự hào và đồng hành cùng mình” – cô tâm sự. Và điều đó đã trở thành hiện thực khi chồng và gia đình giờ đây là hậu phương vững chắc, đồng hành cùng cô trên mỗi chuyến dạy xa.

Nguyên Trâm không chỉ là người làm bánh. Cô là người gìn giữ ký ức, truyền lửa yêu nghề, yêu quê hương qua từng mẻ bánh ngọt lành. Trong từng lớp bánh da lợn, từng miếng bánh ít, có cả một tâm hồn yêu văn hóa Việt. Và với mỗi lớp học, mỗi chiếc bánh được ra lò, Trâm đang góp phần thắp sáng lại ánh lửa truyền thống trong lòng thế hệ hôm nay.

TheoLan Anh

Tin liên quan

mẹo giúp bỏ thuốc lá

6 mẹo hiệu quả giúp bạn bỏ thuốc lá

Cai thuốc lá không dễ, nhưng với kế hoạch rõ ràng, lối sống lành mạnh và sự quyết tâm, bạn hoàn toàn có thể từ bỏ thói quen gây hại này. Dưới đây là 6 mẹo hữu ích để bắt đầu hành trình sống khỏe hơn.

Tin cùng chủ đề